Diễn Đàn Lớp 11B1 THPT Gò Vấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Lớp 11B1 THPT Gò Vấp

† oOo ™®_B1_®™ oOo †
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 

 

 Quay cóp - lẽ nào lại bình thường?(phải là wa bt)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Quay cóp - lẽ nào lại bình thường?(phải là wa bt) EmptySun Mar 28, 2010 10:00 am

biryul
biryul

Super mod

Nam
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 321
Points Points : 6907
Join date Join date : 13/03/2010
Đến từ Đến từ : land of god

Bài gửiTiêu đề: Quay cóp - lẽ nào lại bình thường?(phải là wa bt)

[You must be registered and logged in to see this image.]
Quay cóp - lẽ nào lại bình thường?

Quay cóp đã trở thành tệ nạn trong giới học trò. Điều đáng buồn là dường như nó được nhiều người mặc nhiên thừa nhận.

“Có điên mới không một lần quay cóp!”

Trong quãng đời đi học của mình, có khi nào bạn mở vở quay cóp? Nếu câu trả lời là có, bạn sẽ được coi là bình thường. Nếu bạn bảo chưa, có thể bạn sẽ bị nghi ngờ là “đạo đức giả” hoặc “nói phét ”. Còn nếu đó là câu trả lời chân thật, hẳn bạn sẽ bị nhiều người cho là điên.” Là học sinh, chỉ có điên mới không một lần quay cóp!”. Mở vở, chép phao, ném bài, hỏi bài, hỏi đề trước từ những lớp cùng thầy dạy,…những hành động ấy dường như đã nghiễm nhiên được công nhận trong giới học trò.

Vì sao vậy? Nhiều bạn đổ lỗi cho chương trình quá tải, làm sao cùng một lúc có thể cõng được nhiều môn, nhiều kiến thức như vậy! Nhiều bạn lại chịu áp lực từ cha mẹ. Số khác thì có cái nhìn phiến diện khi phân biệt môn chính, phụ. Toán, Lí, Hóa mới là môn thi đại học của mình, vậy thì việc gì phải ôm thêm mấy môn kia cho nặng bụng? Hoặc, lớp mình là lớp chuyên Văn, mấy môn Tự nhiên có học cũng chả được điểm cao, tội gì mà không “trao dổi” với bọn khối A lúc thi Tốt nghiệp?...Số còn lại có ý thức hơn, nhưng trước “chiều gió” quá mạnh của “bè” gian lận, chỉ còn cách bất lực chịu”cuốn theo”. Phạm H, cựu học sinh trường Chuyên Thái Bình từng biện luận với cô giáo:” Em cũng muốn chăm chỉ học tập. Nhưng lúc em chăm thì điểm chẳng bằng những bạn không học gì mà hỏi được bài. Đó đâu phải là công bằng! Vậy tội gì có cơ hội mở mà mình không mở ạ?. Đấy là cách lấy lại công bằng cô ạ!”.

Liệu điều đó có đúng, khi mà cán cân giữa giả dối và trung thực ngày càng lệch? Bạn hãy hỏi những người học tập nghiêm túc. Không phải ai cũng “dám” gian lận trong thi cử. Không phải ai cũng đủ tự tin lừa dối bản thân mình. Phạm Mạnh C, thủ khoa khối A trường ĐH Ngoại thương đã từng nêu rõ quan điểm với bạn học cũ của mình:” Thà bị điểm thấp còn hơn mở vở!”.

“Cô ơi, điểm số đâu nói lên tất cả!”

“Không gian lận không phải là học sinh!”, ý nghĩ ấy dường như còn được ngay cả nhiều thầy cô chấp nhận. Vì vậy, trong mắt nhiều giáo viên, học sinh khá, giỏi được điểm cao là chuyện đáng tin cậy. Học sinh thường ngày học kém mà có lúc được điểm cao thì lập tức sẽ bị quy cho là không trung thực. Q, một học sinh ban C, vốn không khá khẩm gì môn Tiếng Anh, một lần chăm học “trót” được 10 điểm kiểm tra đã chịu một câu hỏi lơ lửng của cô giáo dạy Ngoại ngữ treo trên đầu:” Thế cơ à! Lần này Q được 10 cơ đấy!”. Đằng sau lời nói ngạc nhiên và ánh mắt nghi hoặc của cô, có lẽ không ai không đoán được ngụ ý :”Em có quay cóp không đấy!”. Suy nghĩ ấy không phải là vô lí bởi thực tế, đa số những học sinh gian lận là những người gặp “rắc rối” với bài học. Nhưng đó đâu phải là tuyệt đối? Thế thì giáo viên có nên vội vã phán xét như vậy? Và sự phán xét đó có phải sẽ khiến học sinh học yếu nản lòng phấn đấu: học hay không, cứ điểm cao lại mang tiếng quay cóp, đã thế cứ quay cho nhàn.

Một trường hợp nữa: cả lớp được điểm cao, mình bạn bị điểm thấp, có thể bạn sẽ nhận được lời phê bình:”Sao lại học lệch với các bạn thế?”. Trường hợp này không hề hiếm , nhất là đối với những giáo viên bộ môn, ít có thời gian để nhận ra lực học của cả lớp và của từng người nên khó lòng ra mức đề hợp lí, khó biết được những người điểm cao có làm bài bằng thực lực của mình không. Mong rằng các thầy cô không chỉ chú trọng tới kết quả học tập mà còn nên quan tâm nhiều hơn đến quá trình học tập của học sinh.

Thương học trò sao cho đúng cách?

Khi tôi còn học Trung học, tôi từng nghe bè bạn gọi nhiều cô giáo trẻ là “mụ già khó tính”. Sao lạ vậy? Bởi hầu hết những thầy cô mới về trường tôi đều mắc cái coi bài quá chặt. Có lẽ những thầy cô ấy đã không hiểu rằng học sinh trường Chuyên chủ yếu chú trọng vào môn Chuyên, và bên cạnh những kì thi đại trà chúng tôi còn nhiều kì thi HSG phải lo. Có lẽ họ không quen với tinh thần “đoàn kết”, “hợp tác cùng có lợi” giữa các khối trái nhau trong các kì thi của chúng tôi. Một thầy giáo dạy Hóa lần đầu tiên vào lớp Văn trường tôi sau câu trách:” Các em sao lại quay cóp thế? Các em học trường Chuyên cơ mà?” đã bó tay trước câu trả lời:” Chính vì học Chuyên nên mong thầy nhẹ tay cho chúng em môn không chuyên ạ!”. Còn với các thày cô trung tuổi đã hiểu học trò thì dễ nhủ lòng thương,” tha cho chúng nó!”

Một lần khác, trong kì thi Tốt nghiệp THPT, thầy giáo phụ trách điểm thi ở một trường khác đã dặn dò các bạn trường tôi rằng không nên “khắt khe” quá với học sinh trường ngoài. Đó cũng vì lòng thương học trò. Nhưng thầy cô ơi, chúng em vẫn mong mình được thương đúng cách!

Kết quả cao là mẹ mừng?

Sau khi nghe H, một học sinh theo ban A thông báo tin cậu bị đánh dấu bài môn Địa, mẹ cậu đã mắng:”Ngố thế, quay bài theo kiểu của mày không bị bắt mới lạ!”. Nói vậy, khác gì mẹ H đã đồng tình với việc quay cóp của con, thậm chí còn khuyến khích con tìm cách quay hợp lí hơn. Chẳng riêng gì mẹ H, tôi biết không ít những anh chị còn tích cực chép phao cho em. Vì đâu lại thế? Phải chăng nhiều gia đình chỉ quan tâm đến thành tích, danh tiếng của con em mình, mong chúng nở mày nở mặt với bạn bè mà quên mất lợi ích lâu dài của chúng?

Gian lận trong học tập- làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Liệu có nên chỉ trông chừng học sinh, tìm cách phát hiện và kỉ luật nghiêm khắc những trường hợp vi phạm? Nhưng “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao nhà trường có thể để mắt tới mọi trò gian lận tinh quái của con em mình?

Theo tôi, vấn đề cần quan tâm ở đây là giáo dục ý thức, rèn dưỡng đức trung thực cho học sinh. Tuy nhiên, sẽ khó khăn thay nếu như ngay nhiều giáo viên, phụ huynh vẫn mặc nhiên đồng thuận với câu nói “không quay cóp không phải là học trò!”.



 

Quay cóp - lẽ nào lại bình thường?(phải là wa bt)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Welcome to you!
««♥»»--B1-FORUM.CO.CC--««♥»»
-‘๑’- Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 11B1 -‘๑’-
-‘๑’- Khóa 2009-2011 trường THPT Gò Vấp !!! -‘๑’-
-‘๑’- Chúc bạn có những phút giây vui vẻ ! -‘๑’-

-‘๑’-» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«-‘๑’-
Username:
Password:
Remember me?

»»» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «««
Sử dụng mã nguồn PhpBB2
© 2009 - 2010 Nhóm phát triển website và thành viên .
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.


Forum Blogtruyen
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất