Diễn Đàn Lớp 11B1 THPT Gò Vấp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Lớp 11B1 THPT Gò Vấp

† oOo ™®_B1_®™ oOo †
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

Share | 

 

 Tại sao giới trẻ thích đọc sách "chết chóc" ???

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tại sao giới trẻ thích đọc sách "chết chóc" ??? EmptyWed Mar 24, 2010 10:22 am

biryul
biryul

Super mod

Nam
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 321
Points Points : 6910
Join date Join date : 13/03/2010
Đến từ Đến từ : land of god

Bài gửiTiêu đề: Tại sao giới trẻ thích đọc sách "chết chóc" ???

[You must be registered and logged in to see this image.]
Kể từ khi Susie Salmon, cô gái bị sát hại trong cuốn tiểu thuyết bán siêu chạy “The Lovely Bones” (đã có ở Việt Nam với tựa “Hình hài dấu yêu”) của Alice Sebold, tạo ra một cú nổ trong giới xuất bản vào năm 2002, chúng ta đã thấy một loạt các nhân vật chính trẻ tuổi đều… chết hoặc sắp chết.

Jenny Downham làm cả giới phê bình lẫn độc giả đều ồ à thích thú vào năm 2007 với cuốn “Before I Die” (đã có ở Việt Nam với tựa “Trước khi tôi chết”), trong đó, Tessa, 16 tuổi, cố… bỏ đi sự trong trắng của mình trước khi cô chết vì bệnh bạch cầu.



Jay Asher thành công rực rỡ trong cùng năm đó với “Thirteen Reasons Why” (tạm dịch: Mười ba lý do), trong đó có 13 người được gửi một băng cassette có liên quan đến Hannah Baker, một cô gái đã chết, nói về lý do tại sao cô ấy lại tự tử.

Gabrielle Zevin cũng gây ấn tượng mạnh với "Elsewhere" (tạm dịch: Nơi nào đó khác), trong đó nạn nhân của một vụ tai nạn là Liz Hall, 15 tuổi, tỉnh dậy trên con tàu tới Nơi Nào Đó Khác, nơi mọi người ngày càng trẻ ra, cho đến khi họ đầu thai trở lại Trái Đất dưới hình hài các em bé.



Và với việc “The Lovely Bones” quay trở lại bảng xếp hạng sách bán chạy, nhờ sự ra mắt của bộ phim dựng từ câu chuyện đó, do Peter Jackson làm đạo diễn, thì xu hướng này có vẻ lại sẵn sàng leo cao nữa.

Ngay đầu tháng 3, Lauren Oliver đã ra mắt cuốn sách đầu tiên “Before I Fall” (tạm dịch: “Trước khi tôi ngã xuống”) ở Mỹ, một câu chuyện “lai” hoàn hảo giữa “Groundhog Day” và “Lovely Bones”, trong đó Sam Kingston, 18 tuổi, chết trong một vụ tai nạn ô tô, để rồi sống đi sống lại ngày cuối cùng của mình.

Hơi tăm tối + trải nghiệm cá nhân

Oliver, mới 26 tuổi, từng là trợ lý biên tập ở nhà xuất bản nổi tiếng Penguin ở New York, nói rằng cô không chỉ có cảm hứng từ “The Lovely Bones”, mà còn từ “một phong trào của thời đại hướng tới những tác phẩm hơi tăm tối”.

“Đã có một thời, nhìn đâu cũng thấy những bìa sách màu hồng, và những cuốn sách cho giới trẻ đều nhẹ nhàng và hời hợt: như chúc mừng chủ nghĩa tiêu thụ” – Oliver nói – “Nhưng trào lưu chick-lit đã nguội đi được một thời gian. Sách là sự phản ánh nền văn hoá, [và] với cuộc khủng hoảng kinh tế, thì mọi người đều cảm thấy tối tăm hơn một chút”.



Gayle Forman, tác giả đi theo suy nghĩ của Mia, 17 tuổi, khi cô nhân vật chính này nằm hôn mê sau một vụ tai nạn ô tô – trong cuốn tiểu thuyết “If I Stay” (tạm dịch: Nếu tôi ở lại) được xuất bản vào năm ngoái, cảm thấy có sự kết nối giữa câu chuyện của mình với “Before I Die” (của Downham) và “Elsewhere” (của Zevin).

Nhưng cuốn sách của cô, theo cô nói, xuất phát từ một trải nghiệm cá nhân: “Nhiều năm trước, mấy người bạn của tôi chết trong một tai nạn rất giống với vụ tai nạn đã cướp đi gia đình của Mia; và một thành viên trong gia đình đó, một cậu bé, còn sống được thêm một chút. Và tôi cứ luôn tự hỏi: liệu cậu bé ấy có biết không? Liệu cậu ấy có chọn cách đi cùng với cả gia đình mình không? Sau nhiều năm ám ảnh với câu hỏi đó, tôi đã tạo ra Mia, một nhân vật hoàn toàn hư cấu. Nhân vật này dẫn tôi đi trong một hành trình tìm câu trả lời” – Forman nói.

Giống như Forman, Asher nói câu chuyện của anh cũng bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân, chứ anh thậm chí còn chưa đọc “The Lovely Bones” khi viết sách của mình. “Tôi có một người họ hàng gần đã tự tử từ hồi còn trẻ. Thực tế, đề tài cái chết thường là một cái cớ để thảo luận nhiều vấn đề mà rất nhiều người trẻ gặp phải”.

Người trẻ, theo Tiernan (tác giả cuốn “Immortal Beloved” - Người yêu bất tử) chỉ ra, đang ở giai đoạn phát triển mạnh. “Tôi thấy những chủ đề sống chết là cách để khám phá những cảm xúc cực điểm, thậm chí những cảm xúc đáng sợ, nhưng độc giả trải qua những điều đó chỉ bằng cách ngồi đọc an toàn trong căn phòng của mình” – Cô nói.

Xu hướng người kể chuyện đã chết còn “ăn khách” vì nó trao cho nhân vật chính các quyền năng siêu nhiên – Tiernan nói.

“Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho một ai đó chính là chết. Nếu bạn đã chết (hoặc sắp), thì tức là điều tệ nhất đã xảy ra. Bạn chẳng còn gì tệ hơn mà sợ nữa. Theo một cách nào đó, như thế nó lại như trao cho bạn tự do” – Tiernan giải thích – “Nếu bạn đã chết, thì chẳng ai động được đến bạn nữa. Không ai làm đau bạn được nữa. Bạn có thể bước lui lại và quan sát thế giới xung quanh (như người trẻ thường làm, hoặc thường tưởng tượng mình có thể làm), mà chẳng cần phải tương tác với nó; chẳng cần có trách nhiệm phải thay đổi bất kỳ điều gì; chẳng cần phải đưa ra những quyết định khó khăn…”.

Đẩy xa các giới hạn và thanh lọc cảm xúc

Tại Hodder & Stoughton, một nhà xuất bản lớn ở Anh, thì biên tập viên Kate Howard khẳng định cũng đang tận dụng xu hướng này.



Hodder & Stoughton sẽ phát hành sách của Oliver và Tiernan trong vòng 12 tháng tới, cũng như cuốn sách của tiểu thuyết gia bán sách rất chạy ở Mỹ là Ann Brasharesmột (tác giả “Quần jeans may mắn”), cuốn “My Name Is Memory” (tạm dịch: Tên tôi là ký ức), vào tháng 6/2010.

Trong cuốn này, nhân vật chính Daniel có thể nhớ lại những kiếp trước của mình, và nhận ra linh hồn của những người mà anh từng biết. Howard tin rằng việc giới trẻ mê loại sách này là do họ luôn mong muốn được đẩy xa các giới hạn.

“Giới trẻ đang ở giai đoạn sống mà họ cảm thấy mình không thể bị đánh bại” – Cô nói – “Cái chết có vẻ rất xa đối với họ, và họ chỉ có thể khám phá điều đó, một cách thoải mái, qua những cuốn sách.

Qua những cuốn sách kiểu này, họ có thể tìm được nhiều câu trả lời cho những câu hỏi mà họ thường băn khoăn về cuộc sống nói chung”.



Lisa Schroeder, tác giả cuốn tiểu thuyết “I Heart You, You Haunt Me” (tạm dịch: Em yêu anh, anh ám ảnh em) năm 2008, kể về người bạn trai đã chết của một cô gái cứ quay về ám ảnh cô, cũng đồng ý như vậy.

“Tôi nghĩ giới trẻ đọc những cuốn sách tối tăm vì họ thường cảm thấy rằng cuộc sống của mình cũng khá tăm tối. Tuần nào tôi cũng nhận được thư của những người trẻ tuổi, kể rằng họ đang gặp khó khăn” – Schroeder nói – “Họ kể rằng họ đồng cảm với Ava, nhân vật chính trong sách của tôi.

Hầu hết các bạn đó không phải là mới trải qua sự mất mát người thân, nhưng họ đều có những cảm giác đau khổ và cô độc. Tôi nghĩ có điều gì đó giống như sự thanh lọc cảm xúc khi các bạn ấy đọc về những rắc rối của những người khác, thậm chí là những khó khăn rất nghiêm trọng, và cách giải quyết của họ”.



 

Tại sao giới trẻ thích đọc sách "chết chóc" ???

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Welcome to you!
««♥»»--B1-FORUM.CO.CC--««♥»»
-‘๑’- Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 11B1 -‘๑’-
-‘๑’- Khóa 2009-2011 trường THPT Gò Vấp !!! -‘๑’-
-‘๑’- Chúc bạn có những phút giây vui vẻ ! -‘๑’-

-‘๑’-» Nếu đã có tài khoản, đăng nhập tại đây:«-‘๑’-
Username:
Password:
Remember me?

»»» Chưa có tài khoản? Nhấn vào đây để đăng ký «««
Sử dụng mã nguồn PhpBB2
© 2009 - 2010 Nhóm phát triển website và thành viên .
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.


Forum Blogtruyen
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất